QUÁN CÀ PHÊ – CHỐN KHAI MỞ TƯ TƯỞNG

Đánh giá bài viết này
QUÁN CÀ PHÊ – CHỐN KHAI MỞ TƯ TƯỞNG

Thế kỷ 19, hàng quán cà phê trở thành không gian lý tưởng được
giới trí thức ở Viên, tiêu biểu như nhà tư tưởng Sigmund Freud,
lựa chọn là nơi ấp ủ, thăng hoa những tư tưởng vĩ đại.
Trong tiểu luận nghiên cứu“Hàng quán cà phê tại Viên và văn
hóa thời đại Fin-de-Siècle”, giáo sư Edwards Timms nhận định
hàng quán cà phê tại Viên như một không gian đàm thoại quan
trọng thúc đẩy tính sáng tạo. Ông nói: “Tại thành phố Viên, nơi
Sigmund Freud sinh sống vào khoảng năm 1910, những trí thức,
nghệ sỹ và nhạc sỹ tiên phong đã tận hưởng lợi ích của không gian
công cộng độc đáo như quán Café Central và Café Griensteidl.
Đây là những quán cà phê uy tín và có tiếng trong giới trí thức,
thu hút sự chú ý từ các nhà văn hóa, sử học, văn học,…”

Từ cuối thế kỷ 17, hàng quán cà phê xuất hiện tại Viên và nở rộ
vào những năm cuối thế kỷ 18 với vô vàn không gian đa dạng,
phong phú từ cà phê ốc đảo, cà phê báo, cà phê hòa nhạc đến cà
phê billard,… Là địa điểm ưa thích của giới trí thức từ nghệ sỹ,
nhà văn, chính khách cho đến các triết gia. Nếu bước vào quán
cà phê ở đây những năm 1903, có thể bắt gặp Sigmund Freud
ngồi cùng bàn với Gustav Klimt, Leon Trotsky hay thậm chí cả
Adolf Hitler bởi họ đều sống ở Viên thời kỳ này và đều có thói
quen đến quán cà phê thường xuyên.
Có thể nói, hàng quán cà phê Viên đã trở thành nơi đặc biệt quan
trọng. Nó đóng vai trò xúc tác cho những tư tưởng mới được
thăng hoa, truyền bá, đáp ứng những chuyển biến thời đại vào
những năm cuối thế kỷ 19, còn được biết đến với cái tên đặc
trưng là “Fin-de-Siècle” (Thời khắc chuyển giao).
Trong thời kỳ “Fin-de-Siècle”, con người phải đối diện với
cuộc khủng hoảng về tâm thức – hậu quả của cách mạng công
nghiệp. Nếu như “cái bi đát” của toàn bộ thời cận đại là sự chối
bỏ thần quyền thì bước sang giai đoạn hiện đại điều đáng quan
ngại nhất là niềm tin thái quá vào kỹ thuật, duy lý hóa ý thức, và
do vậy làm tiêu tan mục đích tồn tại của con người.
Trong giai đoạn Chủ nghĩ Tư bản hậu kỳ, con người rơi vào
tình thế đối lập với một tổ chức khổng lồ – nhà nước và nền
công nghiệp hiện đại vận hành vì những lợi ích riêng của mình,
thường trở nên xa lạ, thậm chí biến con người trở thành khách
thể, “vật hóa” con người. Con người lúc này đánh mất đi tự do
của chính mình, trở thành cái đinh vít của cỗ máy công nghiệp
khổng lồ.
Thực tiễn xã hội hiện đại lúc này đặt ra một cách gay gắt vấn đề
tự do nội tâm con người, khát vọng giải phóng về mặt tinh thần

ngày một lớn hơn. Khi đó, các mặt đen tối của bản tính người
bắt đầu được xem xét dưới góc độ làm trong sạch bản tính. Và
Sigmund Freud chính là nhà tư tưởng tiên phong trong việc khai
phá những miền sâu thẳm của cảm xúc, lý giải và xoa dịu thế
giới nội tâm huyền bí của con người.
Sigmund Freud đã phát triển thế giới quan của mình ngay tại quán
cà phê Café Landtmann. Ông dành hàng giờ khám phá những
yếu tố cần thiết mà một trật tự xã hội cần có để vận hành và vượt
thoát trạng thái xung đột miền nội tâm. Từ đây những tác phẩm
quan trọng đặt nền tảng cho ngành Phân Tâm Học ra đời lý giải
nguồn năng lượng bên trong mỗi con người trong mối quan hệ
biện chứng của trật tự vũ trụ và lịch sử của loài người. Học thuyết
của Sigmund Freud nhận định mỗi nền văn minh đều có nguồn
năng lượng đưa đến thành tựu nghệ thuật và khoa học thông qua
sự thăng hoa của bản năng con người. Phương pháp Phân Tâm
Học giải phóng những năng lượng bị kiềm chế và điều hòa những
xung đột cảm xúc để đạt tới sự hoàn thiện lương tâm đạo đức.

Năm 1908, Sigmund Freud thành lập Hội Phân Tâm Học Viên
và tổ chức những buổi đàm thoại hàng tuần tại quán cà phê Café
Korb. Những khảo luận mới về các xung đột giữa ý thức thực tại
với phần vô thức của hệ tâm thần được các trí thức chia sẻ tại Café
Korb đã làm hoàn thiện hơn thuyết Phân Tâm Học. Đồng thời,
một số nhà tâm lý học, xã hội học như Alfred Adler, Carl Gustav
Jung, Karen Horney, Harry Stack Sullivan… đã phát triển phân
tâm học theo các trường phái Tâm Lý Học Cá Nhân, Tâm Lý Học
Phân Tích, Phân tâm học Nữ tính, Phân tâm học Trẻ em…

Trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình, Sigmund Freud
đã để lại các công trình nghiên cứu ảnh hưởng lớn trong ngành
khoa học về sự phát triển tâm trí con người. Các tác phẩm Essais
de Psychanalyse (1927, Nghiên Cứu Phân Tâm Học), Civilization
and Its Discontents (1930, Nền Văn Minh Và Sự Bất Mãn

Của Nó), Moses and Monotheism (1939, Moses Và Độc Thần
Giáo),… có ảnh hưởng toàn cầu trong gần 100 năm qua, làm thay
đổi vĩnh viễn cách hiểu bản chất con người. Nhà sử học y học
Henri Ellenberger nói rằng “Phạm vi ảnh hưởng của học thuyết
Phân Tâm Học thấm đẫm tất cả các lĩnh vực văn hóa đến mức
làm thay đổi cách sống và quan niệm của chúng ta về con người”.
Nhà sáng lập, Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend
ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ đã tâm huyết lựa chọn cẩn trọng
ba tác phẩm kinh điển nhất của Sigmund Freud, gồm có: Nghiên
Cứu Phân Tâm Học, Nền Văn Minh Và Sự Bất Mãn Của Nó,
Moses và Độc Thần Giáo cùng hơn 100 cuốn sách thuộc 12 lĩnh
vực căn cốt nhất của nhân loại để tạo lập nên Tủ sách Nền Tảng
Đổi Đời. Tủ sách hợp nhất tinh hoa của toàn nhân loại nhằm xây
dựng trí huệ và sự minh triết toàn diện, góp phần kiến tạo nên một
dân tộc hình mẫu, dẫn dắt tinh thần toàn diện cho quốc gia và đi
tới sự giàu có toàn diện về thể chất, vật chất, tinh thần.
Những cuốn sách quý trong Tủ sách Nền Tảng Đổi Đời bên
những ly cà phê năng lượng vốn được xem là thần dược cho não,
thần dược cho sáng tạo sẽ giúp đánh thức khát vọng vĩ đại bên
trong mỗi cá nhân, để siêu vượt chính mình đạt đến trạng thái
hạnh phúc đích thực. Trong chiều hướng này, hàng quán cà phê
đã được coi là không gian khai phóng những tư tưởng của thời đại
như chính cuộc đời và các tác phẩm của Sigmund Freud.

Đánh giá bài viết này

Có thể bạn sẽ thích


Giỏ hàng