NHỮNG KIỆT TÁC VĂN CHƯƠNG VIẾT TẠI QUÁN CÀ PHÊ

Đánh giá bài viết này
NHỮNG KIỆT TÁC VĂN CHƯƠNG VIẾT TẠI QUÁN CÀ PHÊ

Quán cà phê còn được gọi là Public-looking Place “Lãnh giới của
sự hiện hình”, là nơi chốn biểu đạt cái tôi. Và cũng từ đó tác động
rất lớn đến tiến trình thấu cảm và vinh thăng giá trị bản thân.

Quán cà phê – nơi chốn biểu trưng lối sống thời đại

Những năm 1970 đã có nhiều nghiên cứu về ý nghĩa xã hội của
hàng quán cà phê. Hầu hết giới chuyên gia đồng thuận rằng, quán
cà phê là không gian có giá trị biểu tượng văn hóa, ảnh hưởng đến
sự hình thành tư duy thẩm mỹ và các xu hướng nghệ thuật – xã hội.
Bản thân không gian hàng quán cà phê tự thâm sâu vốn là nơi
chốn để những người thường xuyên đến đấy thể hiện ước vọng
hiện hữu và sở hữu. Con người đến quán cà phê không đơn thuần
chỉ là thưởng thức cà phê. Hiện diện giữa không gian quán cà
phê còn bộc lộ phong cách sống, cái tôi của mỗi người. Chính lẽ
đó, cách thức hoạt động của mỗi hàng quán cà phê sẽ thu hút đối
tượng khách hàng nhất định.
Điển hình như loại hình quán cà phê “Readings Coffee” – thường
diễn ra những buổi trình diễn tác phẩm hoặc ý tưởng mới đến
công chúng, phần lớn là nơi gặp gỡ của giới trí thức tinh hoa,
chuyên gia học thuật, những cá nhân uyên bác… Loại hình “Street
Alternative Coffee” tạo ra sân chơi văn nghệ cho những người trẻ
thể hiện mình; “Gated Communities Coffee” là trung tâm sinh
hoạt cộng đồng phường xóm; “Coffee Party Movement” quy tụ
những thường dân mong muốn trình bày kiến nghị của bản thân
với các vấn đề thời cuộc; “Café Design” chú trọng trưng bày tác
phẩm nghệ thuật từ điêu khắc, hội họa đến nhiếp ảnh và kiến trúc
là nơi ấp ủ mộng đẹp của giới tài nhân nghệ sĩ…

Ở chiều hướng này, việc lựa chọn thể loại hàng quán cà phê là một
phương thức định vị. Người thưởng lãm sẽ hợp về không gian thể
hiện được giá trị văn hóa và lý tưởng mà họ ngưỡng vọng, giúp họ
thể hiện được con người mà họ mong muốn. Tôi ngự ở đó, được
giải bày tư tưởng, được tương tác với những “cái tôi” khác – thể
hiện nhận thức, phong cách của tôi. Tương tác giữa những cái tôi
dẫn tới quá trình tự đối diện với sự đúng – sai trong tư tưởng, thấu
hiểu bản thân, nhìn thấy vị thế của mình đối với cuộc sống.

Đây chính là nhân tố tạo điều kiện cơ bản cho tiến trình trưởng
thành của cái tôi, tiến đến sự hoàn thiện để đạt cái tôi lý tưởng.
Từ vai trò là “Lãnh giới của sự hiện hình”, hàng quán cà phê bằng
cách này hay cách khác đã can dự vào môi trường văn hóa cộng
đồng của những khu vực mà quán cà phê hiện hữu. Vô hình trung,
quán cà phê lại trở thành tác nhân góp phần vào việc phát huy đặc
tính và bản sắc của sinh thái cộng đồng. Có thể thấy như, hàng
quán cà phê khu Montparnasse hay Saint-Germain-des-Prés ở
Paris được nhìn nhận là “linh hồn của phố thị”; Khu Greenwich ở
Manhattan (New York) tôn vinh quán cà phê như “tiếng nói cộng
đồng”; Hàng quán cà phê khu Le Carré (Liège, Bỉ) được chính
quyền địa phương công nhận là “hồn thiêng của thành đô”…

Không có quán cà phê thì không có những tác phẩm
vô giá

Ernest Miller Hemingway sống trong giai đoạn hàng quán cà phê
phát triển rực rỡ ở châu Mỹ lẫn châu Âu với nhiều loại hình đa
dạng. Ông đã khám phá và biểu dương hàng quán cà phê như
“không gian biểu tượng” hơn là ý nghĩa thông thường về địa lý.
Bằng cách mô tả chuỗi hành vi và những câu chuyện cảm thức
được bên tách cà phê, Hemingway làm rõ giá trị đạo đức và ước
vọng đương thời.

Đặc điểm nổi bật trong văn chương Hemingway là cấu trúc đa
chiều theo nguyên lý tảng băng trôi. Ngữ nghĩa không dừng lại ở
cấp độ hình thức biểu hiện, mà còn chuyển tải nhân sinh quan của
tác gia. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm Hemingway thường
mang đặc trưng của Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) – những người
quan niệm rằng con đường đi tới hạnh phúc (Eudaimonia) sẽ
được tìm ra thông qua việc sử dụng tri thức, để hiểu thế giới và
làm những phần việc mình cần làm, đóng góp cho kế hoạch mà tự
nhiên đã vạch ra sẵn.

Với tư duy khác biệt đó, Hemingway coi trọng không gian sáng
tạo để có thể phát triển ý tưởng. Ông thường xuyên ngồi hàng giờ
trong quán cà phê. Thưởng thức cà phê, đọc sách, quan sát và sáng
tạo. Những quán cà phê ghi dấu ấn Hemingway nổi tiếng nhất có
thể kể đến như La Rotonde, nơi ông có thể gặp các văn hào Scott
Fitzgerald, Gertrude Stein, Thomas Stearns Eliot bàn luận về ý
tưởng mới; Quán Café des Deux Magots “đại bản doanh” của
những người theo Chủ nghĩa Siêu thực; Quán Café de Flore với
những hoạt động khuyến khích văn học bằng giải thưởng Prix de
Flore của riêng mình; Café du Dôme “sân ga” của cộng đồng lưu
dân đến từ Trung Âu và Bắc Mỹ; La Closerie des Lilas được lưu
vào lịch sử văn học như ngôi nhà thứ hai của Hemingway…

Đánh giá bài viết này

Có thể bạn sẽ thích


Giỏ hàng