Ludwig Van Beethoven (1770 – 1827) là thiên tài âm nhạc
đặc biệt. Một người khiếm thính nhưng có thể sáng tác những tác
phẩm kinh điển, lay động lòng người và được tôn vinh là nhà soạn
nhạc vĩ đại nhất từng sống.
Cuộc đời Beethoven là chuỗi ngày đầy bi kịch. Xuất thân trong
gia đình nghèo khó, cha nghiện rượu nặng, mẹ đau ốm, bốn trong
sáu anh chị em chết sớm vì bệnh tật và đói kém. Từ năm 4 tuổi,
mười ngón tay non nớt của Beethoven đã luyện phím đàn liên
tục mỗi ngày vì người cha luôn muốn Beethoven trở thành phiên
bản của thần đồng âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart. Nghỉ học
sớm vì quá nghèo, thế giới của Beethoven chỉ còn lại âm nhạc và
chuỗi ngày miệt mài học đàn. 14 tuổi ông đã là nghệ sĩ đại phong
cầm trong dàn nhạc Hoàng gia và dần nổi tiếng khắp châu Âu,
được hàng triệu người ngưỡng mộ.
Khi sự nghiệp đang phát triển rực rỡ thì Beethoven bị điếc, không
nghe được bất kỳ âm thanh nào, kể cả những nốt nhạc mà ông
xem là lẽ sống. Với một nhà soạn nhạc thì đó là một tai ương
nghiệt ngã, có thể kết thúc mọi thứ. Beethoven tuyệt vọng. Thế
nhưng “Tôi phải túm cổ số phận, chứ không để cho nó khuất
phục!”, ông đã tái sinh chính mình bằng lý tưởng sống mới, lấy
khát vọng sáng tạo và ý chí đấu tranh làm sức mạnh tiếp tục sống,
chiến thắng số phận để toàn vẹn giấc mơ âm nhạc của mình. Thực
tế, 10 năm sau khi mất thính lực (1803 đến 1813) cũng là thập kỷ
sáng tạo bùng nổ nhất trong sự nghiệp Beethoven. Đây chính là
giai đoạn Beethoven sáng tác hầu hết các kiệt tác ảnh hưởng lớn
đến âm nhạc thế giới.
Thời kỳ đầu sáng tác, những sáng tạo của Beethoven phần lớn
là kết quả của quá trình hoàn thiện tư duy thẩm mỹ và kỹ năng
âm nhạc thông qua việc học hỏi các nhà soạn nhạc vĩ đại tiền bối
như Johann Sebastian Bach, Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus
Mozart… Sau khi mất khả năng nghe, sáng tạo âm nhạc của
Beethoven đến từ sự tỉnh thức trong tâm hồn, vượt thoát khỏi
cách thức vận hành thông thường của thính giác.
Theo lý giải của phân tâm học, sáng tạo là năng lượng vô hạn có
trong mỗi người. Môi trường hỗ trợ sáng tạo được liên kết từ sự
sáng rõ của tâm trí, khả năng nhận thức và thức tỉnh của ý thức,
khát vọng tạo tác hình mẫu mong muốn, phản ứng của cơ thể
thông qua cảm xúc, hành vi tạo ra cái mới. Hiểu theo nghĩa này,
sáng tạo có thể đến từ trải nghiệm thế giới, nhận thức thế giới và
sắp xếp lại theo khuôn mẫu mong muốn của bản thân. Hoặc sáng
tạo từ sự nhận thức bản thể, lắng nghe ước vọng từ trong ý thức
chính mình. Ý thức sau đó sử dụng hành động của cơ thể để tái
tạo nên hình mẫu mà bản thân thực sự khát khao.
Dưới góc nhìn của các triết gia Arthur Schopenhauer, Frederich
Nietzsche, sự đứt gãy tương tác âm thanh với thế giới bên ngoài
khiến Beethoven phải lắng nghe bản thể chính mình, đi sâu hơn
vào những cảm xúc sâu thẳm nhất, nỗi sợ hãi, những khát khao
vốn đã âm ỉ từ thuở ấu thơ. Ông nhìn nhận sâu sắc một cuộc đời
đầy đau khổ bệnh tật, rồi từ trong ý chí Beethoven định hình lại
chính mình, mường tượng một hình mẫu anh hùng lý tưởng, đấu
tranh vượt lên trên mọi bất hạnh nhân thế. Thông qua sáng tạo mà
chuyển hóa lý tưởng thành ngôn ngữ âm nhạc.
Nghiên cứu của những nhà sử học y khoa, nhà âm nhạc học, bác sỹ
tim mạch thuộc trường Đại học Michigan và Đại học Washington
nhận định: các nốt nhạc trong tác phẩm của Beethoven có sự
tương ứng với nhịp đập trái tim của chính ông. Như thế, dù ở góc
độ nghiên cứu phân tâm học hay khoa học thực nghiệm, năng lực
sáng tạo phi thường của Beethoven nảy sinh khi tâm trí được đánh
động tỉnh thức, ý chí muốn làm chủ vận mệnh đời mình, khát
vọng đạt đến thành công và hạnh phúc bằng năng lượng sáng tạo
bên trong con người, không phụ thuộc vào bất kỳ ngoại lực nào.
Quả thực, Beethoven đã thu hẹp giao tiếp với bên ngoài, mở rộng
lắng nghe thế giới nội tâm. Ít quan tâm sắp xếp đời sống vật chất
và giải phóng tâm hồn được sống theo cảm xúc bản năng nhất.
Duy có thói quen thưởng thức cà phê là Beethoven luôn cẩn trọng
và cầu kỳ đến mức việc uống cà phê mỗi ngày trở thành chuẩn
mực. Sử gia Anton Schindler – người bạn thân thiết của ông kể lại,
Beethoven bắt đầu buổi sáng bằng cách chọn chính xác 60 hạt cà
phê (không ít hơn, không nhiều hơn) và xay chúng để tự pha cho
mình một tách cà phê ngon nhất. Cà phê gần như là năng lượng
không thể thiếu trong suốt tiến trình sáng tạo của nhà soạn nhạc
vĩ đại. Beethoven không xem cà phê chỉ là thức uống tỉnh táo mà
là năng lượng thăng hoa sự sáng tạo, đánh thức tâm trí bên trong
mình. Chính vì thế, ông thực hiện thao tác pha chế và thưởng thức
cà phê như một nghi thức đặc biệt.
Năm 1803, Beethoven sáng tác bản giao hưởng Eroica (Anh hùng
ca) đánh dấu sự khởi đầu thời kỳ sáng tạo mới. Kiệt tác Eroica
được đánh giá là bản giao hưởng vĩ đại nhất mọi thời đại, âm
vang tinh thần tự do và triết lý sống hướng đến hạnh phúc trường
tồn. Tiếp đó, bản giao hưởng số 5 (Định mệnh), giao hưởng số 6
(Đồng quê), giao hưởng số 7 La trưởng, giao hưởng số 9 (Niềm
vui), các bản sonata Bi tráng, Ánh trăng… được xem là thánh ca
chạm đến trái tim công chúng. Âm nhạc của Beethoven bừng
sáng niềm tin về cuộc đời, khơi dậy những cảm xúc vinh quang
nhất, những khát vọng bỏng cháy nhất, khiến con người hãnh diện
khi được làm người để rồi mạnh mẽ vượt mọi thử thách, bước tiếp
hành trình kiến tạo những giấc mơ lớn.
Lấy cảm hứng từ câu chuyện khát vọng thành công của các danh vĩ
nhân và mong muốn đem đến người đam mê cà phê toàn thế giới
những tách cà phê năng lượng tuyệt hảo, Trung Nguyên Legend
đã tạo tác nên những tuyệt phẩm cà phê khác biệt – đặc biệt – duy
nhất. Trong đó, bộ 3 tuyệt phẩm Trung Nguyên Legend Special
Edition, Trung Nguyên Legend Classic gắn liền với hình ảnh và
câu chuyện về nhà soạn nhạc lừng danh Ludwig Van Beethoven.
Cùng với Trung Nguyên Legend Café Sữa Đá – tuyệt phầm hảo
hạng kết tinh trọn vẹn hương vị cà phê sữa đá pha phin lừng danh
nhất của Việt Nam, để trở thành một món quà đặc biệt nhất đến từ
Trung Nguyên Legend gửi đến với bạn bè thế giới