Napoléon Bonaparte (15/08/1769 – 05/05/1821) là một trong
những thiên tài quân sự kiệt xuất nhất lịch sử thế giới. Với những
nỗ lực xây dựng một xã hội tiến bộ, ông được tôn vinh là “Nhà
Khai Sáng trên yên ngựa”.
Napoléon Bonaparte được sinh ra trên đảo Corsica bé nhỏ, liên
tục bị nước lớn xâm chiếm, bị Ý bán lại cho Pháp. Cư dân trên
đảo Corsica bị xem là tiện dân, thấp hèn hơn cả nô lệ La Mã.
Người Corsica cam chịu số phận của họ là tù đày và chiến tranh.
Nhưng, Napoléon thì hoàn toàn khác biệt. Từ khi còn là một đứa
trẻ, ông đã bộc lộ tính cách kiên cường, không bao giờ chấp nhận
thua kém bất cứ ai. Đặc biệt, thay vì tham gia các trò chơi như
bạn cùng trang lứa, ông đọc sách và tìm hiểu tiểu sử các danh vĩ
nhân. Thói quen đọc sách ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính cách của
Napoléon Bonaparte. Ông sớm nhìn thấy những bất công xã hội,
lòng thù hận, tự ti dân tộc… dẫn tới nỗi thống khổ của con người.
Từ lúc đó ông đã khát khao trở thành người kiến thiết nước Pháp
và xây dựng một liên bang các dân tộc tự do với một chính quyền
cấp tiến.
Khát vọng mãnh liệt đó trở thành nguồn năng lượng vô hạn để
Napoléon bất chấp mọi khinh miệt, áp lực khác biệt giai cấp, miệt
mài học tập và rèn luyện để được tham gia vào quân đội Pháp.
16 tuổi, Napoléon là người Corsica đầu tiên tốt nghiệp Học Viện
Quân Sự École Militaire.
Trong suốt thời gian là lính pháo binh, Napoléon say mê lĩnh hội
kiến thức và học bất cứ điều gì có thể. Ông nghiên cứu nghệ thuật
quân sự lẫn tư duy chiến thuật của những nhà lãnh đạo vĩ đại:
Leonidas I (vua của dân tộc chiến binh Sparta), Alexander Đại
đế (vua đế quốc Macedonia, từng chinh phục nửa thế giới), Julius
Caesar (một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất đế chế La Mã), Marcus
Porcius Cato Uticensis (nhà hùng biện nổi tiếng thời La Mã)…
Napoléon Bonaparte thường đọc đến khuya, đôi khi là gần sáng.
Chính vì thế, thức uống yêu thích nhất của Napoléon là cà phê.
Ban đầu, ông uống 2 tách cà phê vào buổi sáng và sau bữa tối.
Theo thời gian, tình yêu của Napoléon dành cho cà phê ngày
càng tăng lên và ông uống cà phê vào mọi lúc có thể. Napoléon
Bonaparte tin rằng uống cà phê có thể vực dậy tinh thần, tăng
cường sự tập trung, trí tuệ, sáng tạo, đồng thời có thể tiếp thêm
sinh lực thể chất. Napoléon Bonaparte từng tuyên bố “Cà phê làm
cho tôi thức tỉnh và mạnh mẽ phi thường”.
Thực tế, Napoléon Bonaparte là nhà lãnh đạo quân sự dũng cảm
và sáng tạo với những chiến thuật biến hóa hiệu quả. 24 tuổi,
Napoléon đang là sĩ quan pháo binh, chưa từng chỉ huy trực tiếp
trên chiến trường nhưng đã chủ động nhận nhiệm vụ vô cùng
mạo hiểm: dẫn quân chống lại liên minh Anh, Tây Ban Nha, Phổ,
Áo, Ý trong cuộc vây hãm Toulon. Trận hải chiến này, Pháp gần
như không có cơ hội chiến thắng khi đương đầu với lực lượng hải
quân mạnh nhất thế đương thời. Napoléon đã vận dụng kiến thức
quân khí, những hiểu biết về địa lý và kỹ năng thuyết phục nhân
tâm đã học trước đó, vạch nên một kế hoạch tác chiến hoàn hảo,
nhanh chóng đánh bại liên minh hùng hậu gấp bội.
Trận Toulon khởi đầu cho hàng loạt trận chiến làm thay đổi
hoàn toàn lịch sử châu Âu, trong đó có những trận kinh điển như
Austerlitz (1805) chinh phục liên quân Nga – Áo, Chiến dịch Italy
(1796-1797), cuộc viễn chinh Ai Cập (1798-1799), trận JenaAuerstedt (1806) đánh bại Phổ – một trong bốn đế quốc lớn mạnh
nhất thế giới lúc bấy giờ…
Những chiến thuật sáng tạo của Napoléon góp phần quan trọng
vào sự hình thành, phát triển của bộ môn khoa học quân sự, đặt
nền tảng cho học thuyết quân sự cận đại. Đồng thời đưa Napoléon
bước lên đỉnh cao chính trị. 35 tuổi, Napoléon đăng quang Hoàng
đế Pháp, lên ngôi vua Ý, chúa tể Liên bang Sông Rhein.
Trong suốt những năm chinh chiến, Napoléon luôn nung nấu khát
vọng xây dựng một xã hội tiến bộ. Napoléon thường xuyên đến
quán cà phê Café Procope – nơi gặp gỡ của giới tri thức khai
sáng đương thời như Voltaire, Diderot, Rousseau, D’Alembert…
Tại đây, ông tiếp cận những lý tưởng tiến bộ về tinh thần bác ái,
khoan dung, tình huynh đệ, ước vọng một chính phủ hiến pháp…
Dựa trên nền tảng của những học thuyết khai sáng được tiếp cận
từ quán cà phê, Napoléon đã thực hiện hàng loạt cuộc cải cách
làm thay đổi toàn nước Pháp và châu Âu. Napoléon là vị hoàng đế
đầu tiên của châu Âu thực hiện chính sách hòa hợp tôn giáo, ban
hành bộ luật Napoléon nhằm mở rộng nhân quyền.
Đặc biệt, Napoléon nhận thấy rõ tầm quan trọng của giáo dục trong
công cuộc xây dựng xã hội mới. Ông cho rằng hiện tại và tương lai
đều phụ thuộc vào giáo dục, phải hun đúc được một thế hệ công
dân tích cực “có tư duy đúng đắn”. Napoléon tập hợp những nhà
khoa học nghiên cứu và định chuẩn lại hệ thống giáo dục từ cấp tiểu
học đến đại học.
Ông cho xây dựng
trường học đại chúng và
lập nên hệ thống trường
học giáo dục chuyên
biệt như École Normale
Supérieure (đại học
sư phạm), École
Polytechnique (đại học
Bách khoa), Grandes
Écoles (tổ chức đào tạo
cấp cao), các học viện
nghiên cứu… Trong bài
diễn văn kết nạp học
viên vào Học viện Pháp
năm 1797, Napoléon
nhấn mạnh “Sức mạnh
thực sự của Cộng hoà Pháp nằm ở chỗ bất cứ một tư tưởng mới
nào cũng phải thuộc về chúng ta”.
Những trường học này đã đào tạo lớp nhân tài cho nền quân sự,
công nghiệp và hành chính của Pháp. Đến thế kỷ 19, một lớp
người mới đã thành hình với những sáng kiến khoa học ứng dụng
giúp cho Pháp trở thành quốc gia hùng cường, ảnh hưởng trên
toàn châu Âu, Paris phát triển trở thành trung tâm của nền văn
minh phương Tây.
Sử gia Andrew Roberts đã gọi Napoléon Bonaparte là “Nhà Khai
Sáng trên yên ngựa”, ông mang tự do, tinh thần khai phóng dân
tộc đến những vùng đất mà ông chinh phục. Những cải cách của
ông là “dự án cách mạng” khuyến khích phát triển xã hội tiến bộ,
đẩy nhanh sự kết thúc của chế độ phong kiến, xác lập chủ nghĩa
dân tộc và chủ nghĩa quốc gia… Chính tinh thần này đã tạo ra một
khối toàn kết dân tộc Pháp, thổi bùng lên lý tưởng dân tộc tại Đức,
Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ…
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng Napoléon Bonaparte là một nhà
quân sự, chính trị kiệt xuất, một trong những vĩ nhân làm thay đổi
lịch sử thế giới. Những thành công tột bậc đó có được nhờ quá
trình học hỏi và sáng tạo liên tục. Napoléon Bonaparte là người
ứng dụng, sáng tạo và hoàn thiện những học thuyết, tư tưởng của
những nhân vật ảnh hưởng trong lịch sử. Trong các chiến thuật
quân sự của ông là bóng dáng của Alexander đại đế, Julius Caesar
vĩ đại… Trong những cải cách xã hội của ông có tư tưởng tự do
tôn giáo của Voltaire và “Khế ước xã hội” của Rousseau. Trong
bộ luật Napoléon tác động đến hệ thống luật dân sự thế giới là tư
tưởng của cuộc Cách mạng Pháp và Luật La Mã…
Napoléon Bonaparte là minh chứng cho thấy, một người xuất thân
từ đảo Corsica nhỏ bé cũng có thể thay đổi thế giới. Chính khát
vọng vĩ đại tạo nên con người vĩ đại, chính quá trình học tập, ứng
dụng và sáng tạo không ngừng sẽ dẫn lối đến thành công.